ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BÀI KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI NGƯỜI TRUNG NIÊN VÀ CAO TUỔI – KHU VỰC HÀ NỘI (Dẫn chứng ở bài Ngũ Cầm Hý)

Thực hiện mục tiêu Chương trình hành động Quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010: "Tăng cường sức khoẻ về thể chất và tinh thần  của người cao tuổi, nâng cao chất lượng cuộc sống người cao tuổi" Đáp ứng nguyện vọng “sống vui, sống khoẻ, sống có ích” của người cao tuổi, tạo điều kiện để người cao tuổi được tham gia các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
Ngũ cầm (hay Ngũ cầm hí) là một phương pháp luyện tập Khí công dưỡng sinh theo phong cách dân tộc do danh y nổi tiếng Trung Quốc thời Đông Hán-Hoa Đà biên soạn nên trên nền tảng phong tục tập quán sinh hoạt của người cổ đại, qua nghiên cứu đặc điểm hoạt động của các loài muông thú như: hổ, hươu, gấu, vượn, chim; đồng thời kết hợp với chức năng hoạt động của tạng phủ, kinh lạc, khí huyết trên cơ thể con người.
Viện Khoa học TDTT Thượng Hải cùng Tổng cục TDTT Trung Quốc đã tổ chức nghiên cứu đánh giá hiệu quả của “Khí công dưỡng sinh-Ngũ cầm”, với sự tham gia của các huấn luyện viên khí công, các chuyên gia về võ thuật, tâm-sinh lý vận động, y học thể thao, trung y dưỡng sinh...Các nhà nghiên cứu đã đào sâu nghiên cứu, phân tích, chỉnh lý các trường phái Ngũ cầm truyền thống, tận dụng các thế mạnh vốn có và xây dựng nên tài liệu “Khí công dưỡng sinh-Ngũ cầm” với công pháp khoa học, nội dung đầy đủ, động tác chuẩn mực, đơn giản dễ học, an toàn hiệu quả. Sau một thời gian nghiên cứu, trưng cầu ý kiến chuyên gia và thí điểm tập luyện ở một bộ phận quần chúng nhân dân, cuối cùng, cuối năm 2002 đề tài về “Khí công dưỡng sinh-Ngũ cầm” đã được chính thức nghiệm thu và được phát triển rộng rãi ở Trung Quốc.
 Năm 2005, Viện khoa học TDTT đã phối hợp với các chuyên gia của Học viện Dân tộc Quảng Tây (Trung Quốc) tổ chức tiếp thu bài tập khí công dưỡng sinh Ngũ cầm. Đối tượng tiếp thu là hướng dẫn viên của một số Trung tâm, Câu lạc bộ sức khoẻ trong toàn quốc. Đây là lần đầu tiên một  ph¬ương tiện tập luyện truyền thống phương Đông được du nhập vào Việt Nam dưới dạng chuyển giao công nghệ.
Mục đích nghiên cứu:
Để bảo đảm tính an toàn của bài tập mới, đồng thời giành đ­ược sự hưởng ứng và tiếp nhận của quần chúng nhân dân, Viện khoa học TDTT tổ chức nghiên cứu thử nghiệm, lấy chứng cứ thực tế, đánh giá hiệu quả của bài tập đối với người Việt Nam trước khi phổ biến ra diện rộng.
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu 1: Phổ biến hướng dẫn người cao tuổi tập luyện tập luyện bài tập khí công Ngũ cầm (người tập tự nguyện).
Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu quả bài tập dưới góc độ sư phạm và tâm sinh lý.
Giả thuyết khoa học:
Nếu tập luyện khí công dưỡng sinh Ngũ cầm hý thành thạo là một phương pháp dưỡng sinh, rèn luyện thân thể tốt. Đem lại sức khỏe cho người tập (nhất là người trung niên và cao tuổi). Kết quả của việc đánh giá hiệu quả bài tập này giúp cho người trung niên và cao tuổi có thêm một phương pháp rèn luyện thân thể, phương pháp tập luyện đơn giản, dễ tiếp thu, ít tốn kém. Qua đó thực hiện được mục tiêu của Người cao tuổi Việt Nam "Tăng cường sức khoẻ về thể chất và tinh thần, nâng cao chất lượng cuộc sống" Đáp ứng nguyện vọng “sống vui, sống khoẻ, sống có ích”

Nhận xét